Phật Giáo Việt Nam – Phattuvietnam.vn

Hà Nội: Hội thảo khoa học

Chiều ngày 22-12-2023 tại Hội trường Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam 46 – Tràng Thi – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội. Ban chủ nhiệm đề tài: “Thiền phái Trúc lâm Yên tử – Các giá trị văn hóa , đạo đức và nguồn lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay”. Phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận tổ chức hội thảo.

Chủ trì hội thảo: Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng- Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hòa thượng tiến sỹ Thích Gia Quang – Phó  Chủ tịch HĐTS – Trưởng ban Thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN; Giáo sư tiến sỹ Đỗ Quang Hưng – Nguyên viện trưởng viện nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam ( Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) – Chủ nhiệm Hội đồng Tôn giáo UB TƯ MTTQ Việt Nam; Đại diện Thiền phái Trúc Lâm Yên tử.

Tham dự hội thảo có Hòa Thượng tiến sỹ Thích Thanh Đạt – Chủ nhiệm Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Ni trưởng Thích Đàm Lan – UVTT HĐTS – Phó trưởng ban TT Ban Ni giới GHPGVN cùng chư  tôn túc Tăng ni, phật tử thuộc GHPGVN, đại diện một  số cơ quan trung ương và tổ chức thành viên của Mặt trận có liên quan trong công tác tôn giáo. Hội đồng tư vấn Tôn giáo; một số học giả và nhà nghiên cứu, người hoạt động thực tiễn trong công tác tôn giáo.

Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng – Ủy viên Đảng đoàn- Phó Chủ tịch UBTU MTTQ Việt Nam đọc lời khai mạc.

Tiếp đó là 07 bài trình bày tham luận của Chư tôn đức Tăng ni và các nhà học giả tham gia hội thảo trong số 30 bài tham luận được in trong Kỷ yếu Hội thảo.

Những câu hỏi và trả lời trong phần trao đổi ý kiến đã làm phong phú  sâu sắc thêm những nội dung của đề tài.

Giáo Sư TS. Đỗ Quang Hưng Phát biểu Tóm kết hội thảo: Thành công của Hội thảo đã khẳng định sự làm việc nghiêm túc, tâm huyết, trách nhiệm của Ban tổ chức hội thảo mà nòng cốt là Ban Tôn giáo UBTU MTTQ Việt Nam, sự phối hợp nhiệt tình của Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu Khoa học Mặt trận, sự quan tâm sâu sắc của Ban Thường trực UBTUW MTTQ Việt Nam, của lãnh đạo GHPGVN, các nhà khoa học, nhà quản lý, người hoạt động thực tiễn cúng toàn thể các đại biểu tham dự hội thảo.

Qua các ý kiến tham luận và trao đổi tại hội thảo, Ban tổ chức xin tóm kết mấy ý ngắn gọn sau để cùng suy ngẫm;

Một là, Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đã tích hợp những tinh hoa của Phật giáo Trung Hoa và đặc biệt Phật giáo Nhật Bản, hòa trong khí chất bất khuất, độc lập, tự chủ, tự cường của người dân Việt; Vận dụng sang tạo vào bối cảnh xã hội tùy thời của Việt Nam, dung nạp cả Đại thừa và Tiểu thừa Phật giáo, kết hợp cả Nho – Phật – Đạo tạo nên cấu trúc Thiền _ Mật – Tịnh để tạo nên Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Đại Việt, khẳng định vị thế, trí tuệ, văn hóa Việt Nam trong dòng chảy lịch sử nhân loại.

Hai là, Phật giáo Trúc Lâm nên được nhìn nhận trên ba phương diện: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Giáo hội Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo Trúc Lâm, nhưng dù nhìn từ phương diện nào thì cốt lõi của Phật giáo Trúc Lâm vẫn là “ Thiền Tông”, mang ba đặc trưng riêng có, đó là “ Tông chỉ ngộ tâm”. “ Tông phong nhập thế” và phong cách hành đạo “ Trí hành hợp nhất, thiền giáo song hành”.

Ba là, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra một con đường mới đi đến giác ngộ, đó là con đường cứu dân độ thế. Với tinh thần này, người hành giả Trúc Lâm sẽ hóa hiện mình trong từng hơi thở cuộc sống, cân bằng sự tiến bộ vật chất và tinh thần, không dừng lại giải thoát cá nhân, mà hòa hợp trong mối tương giao giữa cái chung với cái riêng, giữa cã nhân với tập thể, giữa hương vị giải thoát của mình và hạnh phúc của nhân sinh. Người hành giả Trúc Lâm bước đi trên con đường cao rộng chính là dấn thân để kiến tạo một xã hội hạnh phúc, tươi sang, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
 
Bốn là, Phật giáo Trúc Lâm chính là quá trình đi tìm chân lý, trong đó thể hiện đầy đủ bản chất sinh động, sáng tạo của cuộc sống, để hướng tới một cuộc sống tươi đẹp cho tất cả, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Năm là, Thiền phái Trúc Lâm mang bản sắc ý thức hệ của dan tộc Đại Việt, làm hạt nhân liên kết các thành phần trong xã hội để xây dựng và phát triển đất nước tren tinh thần “ Cộng đồng chia sẻ tương lai” mang nội hàm rông đó là nỗ lực vì hạnh phúc, hòa bình và tiến bộ của nhân loại mà trong đó Việt Nam làm hạt nhân sáng tạo.

… Cốt lõi nội dung trong các bài tham luận gửi về Ban tổ chức hội thảo chính là việc hướng tới xây dựng con người Việt nam trong thời đại mới, con người của xã hỗi chủ nghĩa tương lai, phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ. Họ sống có giá trị cho mình, cho gia đình, cho xã hội. Nếu được quan tâm, phát huy đúng mức các giá trị văn hóa, đạo đức cao quý của Phật giáo Trúc Lâm sẽ góp phần thiết thực trong việc thực hiện sứ mệnh vĩ đại này.

Người xưa cũng đã từng dạy” Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, là nhân tố chính yếu, quyết định mọi thành công trên con đường xây dựng và phát triển đất nước,. Đối với Phật giáo thì việc học và tu đúng chính pháp của một tu sĩ là yếu tố quyết định tương lai của Phật giáo. Chỉ khi một tu sĩ tu học có nội lực {có vốn} thì mới có thể trở thành nhân tố tích cực, có giá trị, khi đó họ mới có thể hòa chung vào trong dòng chảy của cuộc sống để góp phần thiết thực, hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển Giáo hội và đất nước hôm nà và mai sau.

 Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được trong hội thảo

Phúc Thịnh

Exit mobile version