Niên hiệu Thiên Giám đời Lương Vũ Ðế (thế kỷ thứ 6), có vị Thánh tăng Ấn Ðộ tên là Trí Tích Ðộ Hoá đến đây, nên được sắc tứ là "Trí Tích Bồ Tát Hiển Hóa Ðạo Tràng-智積菩薩顯化道場".
Ðầu nhà Tống (thế kỷ thứ 10) đổi tên là "Tú Phong ThiềnViện-琇峯禪院".
Đời vua Tống Cao Tông niên hiệu Thiệu Hưng Lạc (thế kỷ thứ 12) được sắc tứ là "Hiển Thân Sùng Báo Thiền Viện-顯身崇報禪院".
Đời Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng đế, niên hiệu Hồng Vũ nguyên niên (1368), đổi là "Báo Quốc Vĩnh Tộ Thiền Viện-報國永胙禪院".
Đời vua Minh Hiếu Tông, niên hiệu Hoằng Trị (thế kỷ 16) chùa bị phá hủy.
Triều đại nhà Thanh, Thanh Thế Tổ, niên hiệu Thuận Trị lục niên (1650) chùa được trùng tu.
Triều đại Thanh Thánh Tổ, niên hiệu Khang Hy thứ 14 (1676) quan Bố Chánh Mộ Thiên Nhan cho xây lại đại điện.
Niên hiệu Hàm Phong thập niên (1861) lại bị binh lửa tàn phá.
Niên hiệu Đồng Trị năm thứ 12 (1873) Hòa thượng Niệm Thành trùng tu lại.
Niên hiệu Tuyên Thống nhị niên (1910), Hòa thượng Châu Đạt Phương trượng Trụ trì.
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 15 (1927), ngôi Già lam Linh Nham Sơn Tự (靈巖山寺) đổi hiệu là Sùng Báo Tự-崇報寺) chuyên tu Tịnh Độ.
Đến đời Ấn Quang đại sư đổi hiệu là Linh Nham Tự (靈巖寺). Tiếp nối kế vị ngài Ấn Quang, Hòa thượng Diệu Chân đã trùng hưng toàn bộ ngôi Danh lam Cổ Tự nổi tiếng một thời.
Thịnh suy hưng phế là một quy luật tất yếu như một vòng tuần hoàn khép kín. Đại cách mạng văn hóa - 文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, Xã hội Trung Quốc.
Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm Xã hội, Chính trị và Đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như Cơ sở Tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, ngôi Già lam Phật địa Linh Nham Sơn Tự (靈巖山寺) cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác.
Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.
Những thập niên 50, Mao Trạch Đông, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà sa số tội ác với một dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng.
Thật khủng khiếp cho những người Cộng sản vô thần cực đoan, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc đất nước Trung Quốc và các nước lâng bang.
Vào thập niên 80, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực hiện Chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện Chính sách Tự do Tín ngưỡng Tôn giáo, Cơ sở Tự viện Phật giáo lần lượt khôi phục sinh hoạt, Tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng Tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới hạn, không đủ nhân lực kế tục sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ? Cư sĩ Triệu Phác Sơ, Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc, phát biểu : "Vấn đề quan trọng trước mắt của Phật giáo là: điều thứ nhất là Giáo dục Đào tạo Tăng tài, điều thứ hai là Giáoc dục Đào tạo Tăng tài, điều thứ ba vẫn là Giáo dục Đào tạo Tăng tài". Dưới mục tiêu lãnh đạo của Hội trưởng Triệu Phác Sơ, để Chấn hưng Giáo dục Tăng già Phật giáo Trung Quốc, Trung Quốc Phật giáo giới nỗ lực tiến hành thành lập Phật học viện, đặt ra các quy hoạch giáo dục Phật giáo, đưa ra hàng loạt phương châm giáo dục.
Ngày 18 tháng 03 năm 1980, Họa sĩ Tạ Hiếu Tư (谢孝思) cùng với Cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初), Hội trưởng Hiệp Hội Phật giáo Trung Quốc bắt đầu trùng tu tái tạo lại những công trình bị phá hủy và đề tự Sơn môn: “Linh Nham Sơn Tự”. Danh lam thắng cảnh được phục hồi, Tăng chúng quy tụ, phong cảnh trang nghiêm ấm tình đạo vị.
Danh Thắng Cổ Tích:
Thích Vân Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nghệ An: Tọa đàm về định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam
![]() |
- Hôm nay, 29-4 (4/4/Đinh Dậu), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm về định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam (thẩm định... |
Nghệ An: Lễ cầu nguyện quốc thái dân an, tri ân các anh hùng liệt sĩ
![]() |
- Hôm nay, 28-4 (3/4/Đinh Dậu), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ cầu nguyện quốc thái dân an, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại chùa Đại... |
GHPGVN: Khai mạc Hội nghi sinh hoạt Giáo hội năm 2017
![]() |
- Sáng ngày 28/4/2017, hơn 300 Đại biểu là Chư tôn giáo phẩm HĐTS, các Ban viện T.Ư GH, Ban trị các tỉnh thành phía nam đã về tại thiền viện Quảng Đức -... |
Đại lễ Phật đản PL. 2561 - DL. 2017 tại tỉnh Bắc Ninh
![]() |
- Sáng nay, 28/04/2017 (03-04-Bính Thân), tại chùa Đại Thành (đường Lê Phụng Hiểu, phường Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) - trụ sở BTS GHPGVN... |
Phật giáo TP. Thái Bình Kính mừng Phật đản
![]() |
- Theo truyền thống Phật giáo hàng năm cứ mỗi khi đến mùa sen chớm nở, là ngày Khánh đản của đức Từ Phụ lại trở về trong niềm hân hoan phấn khởi của tất... |
|